Cuộc Chiến Tìm Nhà Của Sinh Viên Tại Đức

Cuộc chiến tìm nhà tại sinh Viên tại Đức
Cuộc chiến tìm nhà tại sinh Viên tại Đức

Tìm nhà đã trở thành một trong những nỗi ám ảnh của sinh viên Việt Nam khi sang Đức du học bởi các bạn luôn phải đối mặt với thực trạng cung thấp hơn cầu, giá nhà cao, cũng như muôn vàn khó khăn khác. Tuy nhiên, khi tham gia chương trình du học nghề Đức của VDV Group, các bạn sẽ không bao giờ phải vất vả trong việc thuê nhà.

1. Cuộc chiến tìm nhà

Nước Đức đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích nhất cho các bạn có ước mơ đi du học. Bên cạnh đồ đạc, sách vở, các bạn sinh viên Việt Nam đều tự chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết như ngôn ngữ, vốn sống, văn hóa để hòa nhập, thích nghi với cuộc sống ở Đức sau này. Tuy nhiên, có lẽ chẳng có sự chuẩn bị nào có thể chuẩn bị được cho các bạn để đối mặt với cuộc chiến tìm nhà ở Đức, cuộc chiến mà phải trải qua rồi mới có thể hiểu sự “khốc liệt’’ của nó.

Là một đất nước với chất lượng giáo dục tốt, tỉ lệ sinh viên ngoại quốc ở Đức luôn rất cao. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một sự khan hiếm về nhà ở cho các bạn sinh viên. Muốn tìm được nơi ở, các bạn sinh viên ngoại quốc vừa phải tranh giành với nhau, vừa phải “chiến đấu’’ với những người Đức bản địa, những người sẽ luôn có lợi thế hơn trong cuộc đua tìm nhà này.

Phần lớn sinh viên Việt Nam khi sang Đức du học đều không có gia đình sinh sống tại đây. Điều này có nghĩa là họ không thể trông chờ vào người thân mà phải tự mình tìm sự trợ giúp từ các anh, chị đi trước, phải lặn ngụp trên vô số các website với đủ loại quảng cáo, đủ các loại phòng thượng vàng hạ cám.

Ở Đức, do luôn có nhiều nhu cầu thuê nhà hơn số phòng có sẵn, mỗi khi có quảng cáo thuê phòng, số lượng người đến xem có thể lên tới 800 người. Hãy thử tưởng tượng xem: phải xếp hàng hàng tiếng đồng hồ, dưới mọi loại thời tiết, chen chúc đến “sứt đầu mẻ trán’’ chỉ để xem một căn nhà thuê mà có lẽ sẽ phù hợp với nhu cầu của mình.

Trung bình một sinh viên phải mất 1 – 2 tháng mất ăn mất ngủ để tìm một nơi phù hợp. Ở các thành phố lớn như Berlin, Hamburg,.., nếu không có chút may mắn, thời gian tìm nhà của chúng ta còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Khi đó, lựa chọn duy nhất của các bạn sinh viên là xin tá túc nhờ nhà bạn bè cho tới khi vận may lên tiếng.

“Nếu không tìm được nhà chắc chỉ có ra…nhà ga (Bahnhof) để ở’’ – Câu đùa mà không đùa của các bạn sinh viên Việt Nam khi nói về việc tìm nhà tại Đức

Khi đi tìm nhà, có lẽ ai cũng sẽ có tâm lý muốn tìm được một nơi ở gần trung tâm để thuận tiện cho đi lại, mua sắm. Tuy nhiên, đồng nghĩa với đó là ta phải chịu mức thuê nhà cao hơn. Tùy thuộc vào thành phố cũng như loại phòng ta chọn mà tiền thuê nhà sẽ khác nhau đôi chút; song mức tiền thuê nhà của một bạn sinh viên thường sẽ rơi vào khoảng 350 – 450€/tháng.

Không ít các bạn chấp nhận thuê nhà ở ngoại ô, nơi giá thành rất rẻ, nhưng lại xa trung tâm để có thể tiết kiệm chi tiêu . Thậm chí, có những bạn còn thuê nhà ở một bang, đi học ở một bang khác và dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày để di chuyển. Tuy điều có thể tiết kiệm được tiền bạc, song việc thường xuyên phải di chuyển như vậy sẽ phải đánh đổi bằng rất nhiều thời gian cũng như sức khỏe của các bạn sinh viên.

2. Thủ tục thuê nhà phức tạp

Khi đi thuê nhà ở Đức, đôi khi các bạn sẽ bị yêu cầu xuất trình được bảng lương như một cách để chứng minh cho chủ nhà thấy mình có khả năng chi trả tiền nhà. Tuy nhiên, với những bạn sinh viên quyết định không đi làm thêm để tập trung vào việc học, việc xuất trình bảng lương là không thể. Và dĩ nhiên khi đó: dù có tìm được một nơi ở lý tưởng, bạn cũng sẽ bị từ chối.

3. Nguy hiểm rình rập

Nếu tham khảo các trang web tìm nhà của sinh viên Việt Nam tại Đức, các bạn sẽ thấy không ít những câu chuyện dở khóc dở cười của sinh viên Việt Nam khi gặp phải những người chủ nhà hạch sách, khó tính. Có những khi, các bạn trẻ phải đối mặt với những đòi hỏi, yêu sách vô cùng vô lý của chủ nhà, những người sẵn sàng vin vào bất cứ lý do nào để bắt nạt hay bắt phạt những sinh viên mới chân ướt chân ráo tới Đức, tiếng chưa thạo, văn hóa chưa quen và chắc chắn chưa nắm được hết luật.

Trong quá trình đi tìm nhà, việc các bạn sinh viên luôn phải trong tâm thế cảnh giác để tự bảo vệ mình là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, những người chủ nhà này đều là những người xa lạ, thậm chí có những người có phần nguy hiểm. Đã có không ít lần, các bạn sinh viên Việt Nam đã phải nhờ tới sự hỗ trợ của cảnh sát để xử lí những rắc rối không thể giải quyết với chủ nhà, cũng có những bạn bị làm phiền, quấy rầy tới cả khi đã về nước.

4. Bạn cùng nhà và những khác biệt văn hóa

Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, việc ở ghép là lựa chọn tối ưu nhất cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bạn cũng tìm được bạn cùng nhà người Việt để có thể dễ dàng tâm sự, chia sẻ Thông thường, bạn cùng nhà của chúng ta cũng sẽ là các bạn sinh viên ngoại quốc tới Đức du học và có nền văn hóa rất khác với chúng ta.

Hãy thử tưởng tượng, bạn cùng nhà của bạn là một người Ấn Độ với thói quen nấu ăn sử dụng rất nhiều các loại gia vị và mỗi khi bước vào phòng bếp, bạn lại được tiếp đón bởi những mùi hương mà mình không hề quen, thậm chí còn thấy khó ngửi.

Hay cũng có thể, bạn cùng nhà của bạn là một sinh viên Nam Mĩ, với lối sống cực kì cởi mở, buông thả và cứ cách vài ngày lại rủ bạn bè tới nhà để ăn uống, tiệc tùng và mở nhạc ầm ĩ, dù biết rất rõ bạn đang phải học cho một kì thi quan trọng sắp tới.

Những người bạn cùng nhà “ác mộng’’ cùng những cú sốc văn hóa rất dễ trở thành một vấn đề khủng hoảng có khả năng cản trở quá trình sinh sống, học tập của chính các bạn. Nếu dễ thích nghi, giỏi giao tiếp, có lẽ các bạn sẽ vượt qua được những khó khăn này. Nhưng nếu không thể thích nghi được, giữa những người bạn cùng nhà sẽ có những xung đột khó giải quyết, cuối cùng có thể bạn sẽ quyết định chuyển đi.

Và như vậy, cuộc chiến tìm nhà của bạn lại bắt đầu lại từ đầu.

5. Ưu thế của các học viên VDV Group:

Tất cả những khó khăn nếu trên sẽ không còn nữa khi bạn lựa chọn đồng hành cùng VDV Group. VDV Group hiện đang sở hữu rất nhiều khu nhà cho thuê tại Đức. Ngay khi đăng ký đồng hành cùng VDV trên chặng đường du học nghề Đức, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc đi tìm nhà, thủ tục thuê nhà phức tạp, hay tìm được căn ưng ý mà chủ nhà lại không cho thuê,… Tất cả những lo lắng đó sẽ không còn vì bạn sẽ được VDV hỗ trợ cho thuê ngay căn nhà VDV đang sở hữu. 

Không chỉ trong việc tìm nhà, VDV cũng luôn đồng hành và hỗ trợ các bạn trong suốt quá trình từ khi ở Việt Nam tới khi sang Đức: trong sinh hoạt, học tập và đào tạo, đối với mọi vấn đề có thể phát sinh.

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN “GIẤC MƠ ĐỨC” CÙNG VDV GROUP 

Tại VDV Group, học viên sẽ trả qua 6 bước lộ trình để chính thức thực hiện được “Giấc mơ Đức”:

  1. Bưc 1: Học tiếng Đức (Bằng B1 – từ 6 đến 8 tháng) 
  2. Bước 2: Xin học tại một trường nghề tại Đức
  3. Bước 3: Làm hồ sơ xin visa du học 
  4. Bước 4: Sang Đức nhập học
  5. Bước 5: Chương trình đào tạo kép: lý thuyết và thực hành song song trong 3 năm 
  6. Bước 6: Làm việc tại cơ sở nghề sau tốt nghiệp 

Tổng thời gian từ khi học tiếng Đức cho tới khi học viên có thể chính thức đi làm tại các công ty tại Đức là khoảng 4 năm (tương đương với hệ đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế tại Việt Nam).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *